Những điều cần biết về viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

78 đã xem

Có thể nói rằng các bé sơ sinh là “đối tượng thường xuyên bị tấn công” bởi những căn bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus hay kí sinh trùng gây ra. Chính vì thế mà những trường hợp viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh xảy ra rất phổ biến. Nguyên nhân gây ra viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh là gì và cách điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Nguyên nhân gây ra viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc sẽ có biểu hiện mắt sưng tấy, không mở to được, đỏ và có nhiều gỉ mắt. Những điều này có thể khiến bé khó chịu, mất ngủ và quấy khóc cả đêm. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng làm suy giảm thị lực và dẫn đến mù vĩnh viễn nếu không cứu chữa kịp thời. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh viêm giác mạc ơ trẻ sơ sinh là gì? đó là điều mà phụ huynh cần quan tâm:

Nguyên nhân trực tiếp từ:

  • Virus: Herpes, zona
  • Vi khuẩn: Tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh.
  • Nấm:  Aspergillus, Fusarium, Cephalosporum, nấm sợi,..

Con đường lây truyền từ một số lý do sau: 

  • Nguồn nước: Mầm bệnh có thể tồn tại trong nguồn nước của gia đình, vì vậy nếu chúng ta không biết được rằng đó là nước đã nhiễm bẩn thì nguy cơ mắc viêm kết mạc rất cao.
  • Nhiễm trùng nước ối: Vì một lý do nào đó người mẹ có thể vỡ ối sớm hơn so với thực tế trước khi sinh, điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập qua đường sinh dục vào dịch ối gây ra viêm màng ối và ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Các bé có thể sẽ mắc phải một số bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh về mắt trong đó có viêm giác mạc
  • Thương tích: Yếu tố này thường hiếm gặp hơn nhưng không phải là không có. Chỉ cần mắt của trẻ sơ sinh vô tình bị một vài hạt bụi hay côn trùng quệt vào cũng có thể gây nên vết xước trên bề mặt giác mạc làm cho vi khuẩn thâm nhập vào và gây nên tình trạng viêm.

Xem thêm:

Cách điều trị viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị viêm giác mạc ở trẻ sơ sinh 1

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc – Hình minh họa

Những trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm giác mạc ở tình trạng nhẹ, để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng thì thường sử dụng thuốc nhỏ mắt chống viêm kết hợp với rửa mắt hằng ngày bằng nước muối sinh lý theo chỉ định của bác sỹ.

Các trường hợp nặng hơn có thể sử dụng thêm thuốc kháng sinh ở dạng tiêm, dung dịch nhưng cần cẩn thận. Nếu viêm giác mạc là do virus gây ra, nên sử dụng acyclovir với liều dùng 60mg/kg/ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần trong tối thiểu 14 ngày.

Quan trọng hơn cả đó chính là việc vệ sinh hằng ngày cho bé, những gì tiếp xúc trực tiếp với mắt của trẻ đều phải sạch sẽ từ khăn mặt, các loại khăn xô đều phải mềm mại và hoàn toàn không gây kích ứng. Những sản phẩm tắm gội cho trẻ em đều phải được bác sỹ kiểm kịnh trước khi sử dụng. Một vài bà mẹ thường chuộng cách tắm rửa cho con bằng những loại lá tắm truyền thống như mần trầu, kinh giới, lá khế để tránh bị viêm nhiễm. Tuy nhiên chỉ cần một vài sơ ý trong cách chế biến nguyên liệu không sạch có thể khiến da và mắt bị kích ứng.

Đôi mắt là bộ phận vô cùng quan trọng đối với con người, hơn nữa trẻ sơ sinh cũng là đối tượng cần được cân nhắc đặc biệt trong bất kì một phương pháp chữa trị y tế nào. Cha mẹ không nên tự ý chữa bệnh cho con tại nhà mà hãy đưa bé đến bệnh viên để được các bác sỹ có đủ chuyên môn thăm khám kỹ lưỡng.

Ý kiến của bạn