Dịch đau mắt đỏ – Những điều cần lưu ý

95 đã xem

Môi trường càng ngày càng ô nhiễm, kết hợp với sự thay đổi khí hậu chóng mặt, khiến cho đau mắt đỏ lây lan rất nhanh, phát triển thành dịch cho thời gian không hề ngắn. Eskar xin giới thiệu tới các bạn đọc những thông tin thiết yếu về dịch đau mắt đỏ ở nước ta trong thời gian vừa qua, từ đó chúng ta biết được cần phải làm gì để phòng ngừa cũng như chăm sóc mắt mỗi khi vào mùa.

Thời điểm bùng phát

Bệnh đau mắt đỏ xảy ra quanh năm, thường bùng phát thành dịch vào tháng 9, 10. Tuy nhiên vào những năm thời tiết thay đổi thất thường, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh và lây lan nhanh trong không khí khiến dịch có xu hướng tăng cao ngay từ những tháng đầu năm.

Thời điểm bùng phát 1

Đau mắt đỏ bắt đầu bằng dấu hiệu mắt bị đỏ và có ghèn. Thông thường, một mắt sẽ bị đỏ trước, sau đó lan dần sang mắt còn lại, cảm thấy khó chịu ở mắt, tiếp theo là cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.

>>> Xem thêm: Đau mắt đỏ – Cẩm nang sức khỏe dành cho gia đình

Nếu mắc bệnh ,mọi người nên đến các cơ sở y tế có chuyên ngành nhãn khoa để khám, không nên tự mua thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc chứa corticoid tránh biến chứng có thể dẫn đến mất thị lực.

Đau mắt đỏ là bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau 7-10 ngày. Có trường hợp tự chữa không đúng cách, bệnh có thể kéo dài hơn từ 1-3 tuần mới khỏi. Người đã khỏi bệnh cũng không nên chủ quan vì virus gây bệnh có thời gian miễn dịch rất ngắn (hai tháng), thậm chí có thể lây cho người khác trong vòng một tuần.

Phòng ngừa

Trước thời kỳ dịch

  • Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt
  • Không dùng tay dụi mắt do tay tiếp xúc với môi trường, đồ đạc…
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
  • Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày để tránh ẩm mốc

Trước thời kỳ dịch 1Thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch

Trong thời kỳ dịch

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt
  • Hạn chế đến những nơi đông người, những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
  • Hạn chế đi bơi
  • Hạn chế sử dụng những nguồn nước không đảm bảo

Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ

  • Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
  • Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
  • Không tra vào mắt lành/ không để dây thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn vào mắt lành
  • Đeo kính mát khi ra đường để tránh gió bụi vào mắt
  • Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh. Cha mẹ cho con nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra. Không nên ôm ấp trẻ trong thời gian bị bệnh, nên cho trẻ ngủ riêng
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc; không được tự ý mua thuốc nhỏ mắt; không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu…
  • Khi có dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để khám, được tư vấn và điều trị

>>> Xem thêm: Tuyệt chiêu trị đau mắt đỏ hữu hiệu

Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt Eskar, sản phẩm vốn an toàn tuyệt đối cho người sử dụng, có tác dụng: chống mỏi; ngứa; khô rát mắt… cũng như phòng ngừa các bệnh về mắt. Sản phẩm thuộc Công ty Cổ Phần Dược Khoa (DKPharma), được phân phối tại các hiệu thuốc ở khắp các tình thành trên toàn quốc.

 

Ý kiến của bạn