Với đa số các trường hợp lẹo mắt, chỗ sưng sẽ tự “vỡ” và chảy nước (thoát mủ) sau vài ngày. Thông thường lẹo sẽ hết trong vòng từ 1 – 3 tuần. Tuy không gây nguy hiểm, nhưng lẹo mắt có thể gây kích ứng, khiến mắt sưng mủ và làm trẻ cảm thấy khó chịu. Với những trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời, lẹo mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt nghiêm trọng. Trong khoảng thời gian đó, mẹ có thể điều trị cho bé tại nhà để giảm các triệu chứng, cũng như rút ngắn thời gian hồi phục, giúp trẻ nhanh khỏi.
Dưới đây là một số mẹo Eskar mách các bạn nè!
Chườm nóng
- Làm ẩm khăn bằng nước ấm (có thể thay khăn bằng miếng vải/gạc – lưu ý không nên dùng nước quá nóng)
- Đặt lên vùng mắt bị tổn thương của trẻ.
- Giữ trong vòng 5 – 10 phút (mẹ cố gắng giữ ngay cả khi trường hợp bé không chịu hợp tác, bày tỏ một chút kháng cự như quay ngang quay dọc, khóc lóc…)
- Thực hiệp lặp lại 3 – 4 lần/ngày cho đến khi lẹo biến mất hoặc mủ bắt đầu chảy ra.
Sức nóng của khăn sẽ khiến cho mủ rút nhanh ra ngoài, sau đó triệu chứng sẽ giảm nhanh chóng. Mẹ cũng nên giữ vững cho vùng da quanh mắt của bé được sạch và không đóng mài, đồng thời nhắc bé không nên dụi mắt vì sẽ làm lẹo lan ra nhiều hơn. Nếu con tỏ ra rất khó chịu, mẹ có thể chườm cho con khi con đang buồn ngủ, hoặc đánh lạc hướng bằng cách kể chuyện, bật nhạc cho con nghe…
>>> Xem thêm: Lẹo mắt – Nguyên nhân và triệu chứng
Rửa sạch mí mắt hàng ngày
Do trẻ em thường dễ bị lẹo mắt hơn người lớn, và thường rất khó để chủ động phòng ngừa được căn bệnh này. Nếu như trẻ bị lẹo thường xuyên, mẹ nên tìm cách giảm thiểu nguy cơ bị lẹo bằng cách rửa sạch mí mắt hàng ngày cho trẻ với dầu gội em bé pha loãng.
Làm thông thoáng nốt lẹo
Khi mẹ nhận thấy phần trung tâm nốt lẹo ngả sang màu vàng, mẹ có thể sử dụng nhíp rút sợi lông mi đang cắm ở nốt lẹo ra. Việc này sẽ khiến mủ có thể chảy ra ngoài và giúp trẻ mau lành hơn. Cách này chỉ thực hiện khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn 5 và chịu hợp tác, trẻ em nhỏ tuổi hơn thường sẽ phản ứng mạnh khiến mẹ rất khó để điều trị.
Dùng thuốc kháng sinh
Bệnh lẹo mắt thông thường không cần phải dùng kháng sinh. Mẹ chỉ dùng khi xảy ra các trường hợp khác ở trẻ như: có nhiều nốt lẹo, lẹo tái phát, trẻ có thói quen hay dụi mắt. Đặc biệt, mẹ không được tùy ý sử dụng khi chưa có sử chỉ dẫn của các bác sĩ cũng như chuyên gia về lĩnh vực này.
Mẹ tuyệt đối không được tùy ý sử dụng kháng sinh cho trẻ
>>> Có thể bạn muốn biết: Trị lẹo mắt theo mẹo dân gian dành cho người lớn
Lưu ý dành cho mẹ
- Tuyệt đối không nặn, bóp mủ cho trẻ. Điều này khiến nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.
- Điều trị kịp thời cho trẻ, tránh để mủ lây sang chỗ khác.
- Nếu trẻ bị lẹo một bên thì mẹ không nên dùng chung khăn mặt vì có thể sẽ khiến vi khuẩn lây từ mắt này qua mắt kia.
- Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên.
- Hạn chế không cho trẻ dụi tay vào mắt.
- Trẻ bị lẹo mắt không nhất thiết phải nghỉ học. Mẹ có thể vệ sinh mắt cho trẻ sạch sẽ trước khi đi học và sau khi về nhà.
- Trường hợp lẹo mắt với trẻ dưới 3 tháng tuổi cần sự chăm sóc từ các bác sĩ.
- Đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu vết lẹo mắt của trẻ không bưng mủ sau 1 tuần chườm nóng hoặc mí mắt có nhiều hơn 1 mụn lẹo hoặc xuất hiện ngay lập tức mụn mủ mới sau khi vừa khỏi.