BIỂU HIỆN KHI BẠN BỊ VIÊM GIÁC MẠC CẤP

108 đã xem

Viêm giác mạc cấp là tình trạng viêm phần mô hình vòm, trong suốt bao phủ đồng tử và mống mắt. Viêm giác mạc cấp có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Viêm giác mạc không nhiễm trùng có thể do chấn thương nhẹ, đeo kính áp tròng quá lâu hoặc các bệnh không nhiễm trùng khác.

Nếu bạn bị đỏ mắt hoặc có bất kì triệu chứng viêm giác mạc nào khác, hãy đi khám bác sỹ. Việc phát hiện kịp thời, các trường hợp viêm giác mạc nhẹ đến trung bình thường có thể điều trị hiệu quả mà không bị mất thị lực. Nếu không được điều trị, hoặc nếu nhiễm trùng nặng, viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng có thể làm tổn hại vĩnh viễn thị lực của bạn.

Triệu chứng

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc bao gồm:

  •         Đỏ mắt
  •         Đau mắt
  •         Chảy nước mắt
  •         Khó mở mí mắt vì đau hoặc kích ứng
  •         Mờ mắt
  •         Tầm nhìn bị giảm
  •         Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)
  •         Cảm giác cộm trong mắt

Triệu chứng 1

Khi nào cần đi khám bác sĩ

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng viêm giác mạc nào, hãy đi khám ngay lập tức. Sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị viêm giác mạc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm mất thị lực.

Biến chứng

Các biến chứng tiềm tàng của viêm giác mạc bao gồm:

  •         Viêm giác mạc mạn tính
  •         Nhiễm virus mạn tính hoặc viêm giác mạc tái phát
  •         Lan rộng, sâu vùng viêm trên giác mạc (loét giác mạc)
  •         Sưng giác mạc và sẹo
  •         Giảm thị lực hoặc mất thị lực vĩnh viễn
  •         Mù lòa

Các biện pháp phòng ngừa

Chăm sóc cho kính áp tròng của bạn

Nếu bạn đeo kính áp tròng, cần sử dụng, vệ sinh và khử trùng đúng cách để ngăn ngừa viêm giác mạc. Bạn nên thực hiện theo các mẹo sau:

  •         Tháo kính ra trước khi đi ngủ.
  •         Rửa sạch và lau khô tay thật kỹ trước khi tháo lắp kính.
  •         Làm đúng theo hướng dẫn chăm sóc kính áp tròng.
  •         Chỉ sử dụng các sản phẩm vô trùng được sản xuất riêng cho việc chăm sóc kính áp tròng. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc kính được chế tạo riêng cho loại kính áp tròng của bạn.
  •         Nhẹ nhàng lau kính trong quá trình làm sạch để tăng cường tác dụng làm sạch của các dung dịch vệ sinh kính áp tròng. Tránh chà xát mạnh có thể khiến ống kính của bạn bị trầy xước.
  •         Thay thế kính áp tròng theo khuyến cáo.
  •         Thay thế vỏ kính áp tròng sau mỗi 3 đến 6 tháng.
  •         Loại bỏ dung dịch trong vỏ kính áp tròng mỗi khi bạn khử trùng ống kính
  •         Không đeo kính áp tròng khi bạn đi bơi.

Khi nào cần đi khám bác sĩ 1

Ngăn chặn sự bùng phát của virus

Một số dạng viêm giác mạc do virus, ví dụ viêm giác mạc do herpes gây ra, không thể loại bỏ được hoàn toàn. Nhưng các bước sau đây có thể kiểm soát tái phát viêm giác mạc do virus:

  •         Nếu bạn bị mụn rộp, tránh chạm vào mắt, mí mắt và vùng da quanh mắt trừ khi bạn rửa tay kỹ lưỡng.
  •         Không sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid trừ khi họ đã được bác sĩ kê đơn về bệnh viêm giác mạc do virus và cần phải theo dõi cẩn thận. Corticosteroid có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm giác mạc do virus và nếu nhiễm virus xảy ra, sử dụng corticosteroid có thể làm cho bệnh nặng hơn.
  •         Nếu bạn đeo kính áp tròng và bị viêm giác mạc do virus tái phát nhiều lần, việc ngừng sử dụng kính áp tròng có thể làm giảm nguy cơ tái phát.

Khi nào cần đi khám bác sĩ 2

Ý kiến của bạn