Mắt bị lên lẹo – Không cần quá lo lắng!

127 đã xem

Lẹo mắt là chứng viêm cấp tính ở vùng chân lông mi do một loại tụ cầu khuẩn xâm nhập hoặc vi khuẩn như staphylocoque gây nên. Tuyến bã ở mi mắt bị sưng viêm đưa tới tắc nghẽn ống tuyến, chất nhờn ứ đọng trong đó thành một cục giống như chất thạch. Sau đó lẹo có thể bị nhiễm vi khuẩn rất đau và chảy mủ.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, tình trạng viêm bờ mi nếu không được xử lý triệt để cũng có thể là một trong những nguyên nhân mắt bị lên lẹoCùng nhận biết các triệu chứng bệnh với Eskar, để tìm ra cách phòng ngừa cũng như điều trị phù hợp giúp nhanh chóng đánh tan nỗi lo mắt bị lên lẹo này!

Triệu chứng mắt bị lên lẹo

Vị trí lẹo mọc thường sát với bờ mi nên dễ nhận biết nếu bạn thấy mi mắt sưng nhẹ, hơi đỏ, ngứa, đau nhức. Và tại vị trí đau nổi lên một khối rắn to cỡ hạt gạo có thể kèm theo mủ.

Bạn có biết: Có khoảng 100 tuyến nhờn nằm ở mi mắt và tiết ra chất lỏng để mắt ướt chớp lên chớp xuống được.

Triệu chứng mắt bị lên lẹo 1

Các triệu chứng cụ thể khi người bệnh bị lên lẹo ở mắt:

  • Đau đỏ, ấn đau bờ mi, sau hóa cứng.
  • Mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng.
  • Chảy nước mắt.
  • Sợ ánh sáng.
  • Cảm giác như có dị vật ở mắt.

Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa lẹo mắt chính là rửa mắt thường xuyên cũng như ngăn chặn các yếu tố nguy cơ khiến vi khuẩn xâm nhập. Với phụ nữ, tần suất sử dụng mỹ phẩm mascara nhiều, vi trùng rất dễ bám vào mắt thì nên chú ý đặc biệt cần rửa đều đặn, giữ gìn sạch sẽ mi mắt. Người đi ngoài đường nhiều hay tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi, ô nhiễm cần chú ý đeo kính để bảo vệ mắt. Ngoài ra cần lưu ý không chà – dụi tay vào mắt, tránh nơi bụi bẩn, tránh dùng chung khăn mặt với người khác, người có tiền sử dị ứng tránh tiếp xúc với lông thú, phấn hoa…

Điều trị

Thông thường, bệnh lẹo sẽ khỏi trong vòng ít tuần, khi mà áp-xe vỡ ra, mủ chảy và hết đau. Tuy nhiên ở những diễn biến nặng hơn, người bệnh cần được rạch một vết nhỏ để lấy chờn ra.

Điều trị cơ bản với tất cả các trường hợp mắt bị lên lẹo lần đầu hoặc ở thể nhẹ:

  • Đắp khăn nước ấm lên vết mụn lẹo mỗi ngày ba bốn lần để bớt đau bớt sưng.
  • Lau mắt sạch sẽ để tránh bội nhiễm bởi vi khuẩn.
  • Không tự ý nặn lẹo để tránh vi trùng xâm nhập.
  • Tạm thời ngưng bôi mỹ phẩm lên mi mắt, ngưng mang kính sát tròng.

Với trường hợp nặng hay tái phát lâu ngày, người bệnh cần đi thăm khám để bác sĩ tư vấn về phương pháp chích lẹo hoặc sử dụng các thuốc bổ trợ như thế nào cho hợp lý.

Bệnh hoàn toàn có thể chữa trị nếu người bệnh nhận thức đúng.

>>> Xem thêm: 

Ý kiến của bạn